Xử Lý Nước Thải Thủy Sản

1.      Đặc điểm, tính chất nước thải thủy sản:

-        Nước thải ngành thủy sản có nồng độ ô nhiễm rất cao. Để bảo vệ môi trường, nước thải từ quá trình sản xuất của công ty cần phải được xử lý đạt QCVN trước khi xã thải vào nguồn tiếp nhận.

-        Nước thải thủy sản có đặc điểm là chứa rất nhiều dầu mỡ, các chất lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ rất cao, nhiều nitơ và phốt pho. Đồng thời trong nước thải chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.

-        Nước thải thủy sản nếu không được xử lý đúng cách, an toàn sẽ ảnh hưởng rất nặng và trực tiếp đến môi trường xung quanh bởi mùi hôi, mùi tanh do quá trình sản xuất. Bên cạnh đó nước thải nếu không được xử lý đúng cách còn mang lại một số mầm bệnh nguy hiểm.

 

2.      Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành thủy sản đề xuất:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản để nước thải đầu ra đạt QCVN là một vấn đề cấp thiết đối với doanh nghiệp. Công ty chúng tôi đã nghiên cứu, áp dụng thành công và linh hoạt lựa chọn công nghệ trong xử lý nước thải thủy sản với nhiều ưu điểm cải tiến, vượt trội, tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành so với các hệ thống xử lý thông thường.

 

          THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

 

Trong bể Anoxic, quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng:

6NO3+ 5CH3OH → 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-

Bể thiếu khí còn đóng vai trò là một hệ chọn lọc vi sinh hiếu khí để chống lại hiện tượng bùn nổi do vi khuẩn dạng sợi gây ra. Sau đó hỗn hợp bùn nước thải từ bể thiếu khí tiếp tục qua bể sinh học hiếu khí để khử các hợp chất hữu cơ COD, BOD5.

      Trong bồn sinh học các vi sinh vật (VSV) hiếu khí sử dụng oxi được cung cấp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải một phần thành vi sinh vật mới, một phần thành khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:

                              VSV + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2 → 5CO+ 2H2O + NH3 + VSV mới

      Hiệu suất xử lý của bể thổi khí tính theo COD, BOD đạt khoảng 90-95%. Từ bể thổi khí, nước thải được dẫn sang bể lắng đợt 2.

1.      Nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất theo hệ thống thoát nước dẫn đến bể tiếp nhận của hệ thống xử lý nước thải. Bể tiếp nhận được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh của khu vực sản xuất.

2.      Bể điều hòa: Có nhiệm vụ điều hòa về lưu lượng, thành phần, tính chất và nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải nhằm tránh gây quá tải cho cụm bể hóa lý và sinh học phía sau. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm đến bể keo tụ-tạo bông.

3.      Tại bể keo tụ-tạo bông: Nước thải được điều chỉnh pH thích hợp trước khi châm hóa chất keo tụ PAC. Motor khuấy trộn nhằm tạo tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước. Polymer được châm vào bể tạo bông làm chất trợ keo tụ. Motor khuấy trộn có tốc độ thích hợp nhằm tránh sự phá vỡ của bông cặn. Nước thải tiếp tục tự chảy qua bể tuyển nổi siêu nông.

4.      Bể tuyển nôi siêu nông: Có nhiệm vụ tách các hạt nhũ tương, các hạt bông cặn (hình thành từ bể keo tụ-tạo bông) hoặc dầu mỡ có trong nước thải. Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí mịn vào nước thải. Bọt khí mịn bám dính vào các hạt lơ lửng, tạo nên lực đẩy nổi đủ lớn đưa hạt nổi lên bề mặt nước thải tạo nên lớp váng nổi. Lớp váng này được gạt thường xuyên vào máng thu váng nổi và dẫn đến bể chứa váng nổi. Phần nước trong một phần tuần hoàn về bể tạo áp, một phần chảy vào bể chứa trung gian. Quá trình keo tụ- tạo bông kết hợp tuyển nổi siêu nông có thể loại bỏ 80-90% hàm lượng cặn có trong nước thải.

5.      Nước thải từ bể chứa trung gian được bơm qua bể sinh học kỵ khí.

6.      Bể sinh học kỵ khí: thực hiện phân hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí dòng chảy ngược các vi sinh vật thực hiện quá trình sinh học chuyển hóa sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, sinh ra các khí như metan, CO2, các chất hữu cơ đơn giản khác. Thông thường bể sinh học kỵ khí có hiệu quả xử lý khoảng từ 60 – 80% hàm lượng BOD, COD.

7.      Bể thiếu khí vật liệu đệm dòng chảy ngược: Là nơi tiếp nhận song song nước thải từ bể trung gian và dòng bùn sinh học hiếu khí tuần hoàn gọi là hỗn hợp bùn nước thải. Với môi trường vi sinh hiếu khí trong tình trạng thiếu khí quá trình sinh học diễn ra nhờ các vi sinh vật sử dụng Nitrat, Nitrite làm chất oxi hóa để sản xuất năng lượng.

8.      Tại bể hiếu khí nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng máy thổi khí. Lượng khí cung cấp vào bồn với mục đích: Cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và CO2; xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý; giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm; tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật.

9.      Tại bể lắng đợt 2 diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy, còn nước trong được dẫn sang bể khử trùng. Một phần hỗn hợp bùn và nước thải được tuần hoàn trở lại bể thiếu khí vật liệu đệm dòng chảy ngược.

10.  Bể khử trùng: Nước thải sau khi tách bùn được châm Chlorine/Javel khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Chlorine/Javel, chất oxi hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng, 3-5mg/L. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định bằng bơm định lượng hóa chất.

11.  Phần nước sạch sau xử lý sẽ theo hệ thống thoát nước dẫn thẳng ra nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn Cột AQCVN11:2008/BTNMT.


Zalo
Facebook chat
https://www.facebook.com/C%C3%B4ng-Ty-TNHH-C%C3%B4ng-Ngh%E1%BB%87-M%C3%B4i-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Nguy%C3%AAn-Khang-260119470859721/?__tn__=kC-R&eid=ARDz_awdEXrhgLPbIixMrgc19To_5rueivJy-2MzmSqnGYOJ_CS3qdVsiktgXSIUTtswuU5rE4LFcK6l&hc_ref=ARQr44TtDWHCmv-YeJySO