TUYỂN NỔI SIÊU NÔNG

  • Mã sản phẩm: TUYỂN NỔI SIÊU NÔNG
  • Giá: Liên hệ
  • Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nguyên Khang chuyên tư vấn, cung cấp Hệ tuyển nổi siêu nông tương ứng với từng công suất của hệ thống xử lý nước thải

Phương pháp tuyển nổi siêu nông thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải công nghiệp, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lững, dầu mỡ. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.

Qúa trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt.

II- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Nhằm tăng công suất xử lý của  Hệ tuyển nổi siêu nông thì đầu tiên nước thải sẽ đi qua Hệ Bể keo tụ- tạo bông. Nhiệm vụ và vai trò của Hệ keo tụ - tạo bông như sau:

  • Bể keo tụ: có nhiệm vụ trợ keo tụ các chất rắn lơ lửng (các chất dầu mỡ, nhũ tương còn lại trong nước thải) nhờ vào quá trình tiếp xúc, phản ứng hóa chất keo tụ PAC với nước thải. Tại bể, được lắp đặt thiết bị khuấy trộn nhằm tăng hiệu quả cho phản ứng keo tụ. Tốc độ khuấy trộn của motor khuấy là 50vòng/phút nhằm đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước
  • Bể tạo bông: có nhiệm vụ hình thành các bông cặn lớn từ các hạt keo nhỏ nhờ hóa chất trợ keo tụ Polymer được châm vào hòa trộn với nước thải, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bể tuyển nổi phía sau. Tốc độ của motor khuấy trong bể là 20vòng/phút nhằm tạo sự tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước nhưng không phá vỡ bông cặn

Tiếp theo được chảy về Hệ Bể tuyển nổi siêu nông.

Quá trình tuyển nổi là quá trình tách các hạt nhũ tương hoặc dầu mỡ có trong nước thải. Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí mịn vào nước thải. Bọt khí mịn bám dính vào các hạt lơ lửng , tạo nên lực đẩy nổi đủ lớn đưa hạt nổi lên bề mặt pha lỏng (nước thải). Khí đưa vào ở dạng hòa tan dưới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển (từ 275 – 350 kPa). Sau đó, khi giảm áp suất xuống bằng áp suất khí quyển, bọt khí mịn hình thành. Quá trình tăng áp được thực hiện bằng bơm cao áp và bồn tạo áp. Thời gian lưu nước ở cột áp lực từ 2-5 phút, lượng khí cấp vào từ 2-3% lưu lượng nước thải. Nước qua bồn tạo áp tiếp tục qua van giảm áp đến bể tuyển nổi. Với thời gian lưu nước một giờ, khí hòa tan tách ra khỏi nước thải thành các bọt khí mịn. Các bọt khí này lôi kéo nhũ dầu hoặc cặn lơ lửng lên bề mặt tạo nên lớp váng nổi. Lớp váng này được gạt thường xuyên vào máng thu váng nổi và dẫn đến ngăn chứa váng nổi.

Sản phẩm khác
Zalo
Facebook chat
https://www.facebook.com/C%C3%B4ng-Ty-TNHH-C%C3%B4ng-Ngh%E1%BB%87-M%C3%B4i-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Nguy%C3%AAn-Khang-260119470859721/?__tn__=kC-R&eid=ARDz_awdEXrhgLPbIixMrgc19To_5rueivJy-2MzmSqnGYOJ_CS3qdVsiktgXSIUTtswuU5rE4LFcK6l&hc_ref=ARQr44TtDWHCmv-YeJySO